Điện thoại vệ tinh,hầm thủ thiêm hay satphone, sử dụng kết nối từ vệ tinh quay quanh Trái đất để cung cấp dịch vụ thoại và dữ liệu. Không như điện thoại thông thường vốn dựa vào mạng lưới tháp di động và trạm gốc trên mặt đất, điện thoại vệ tinh có thể hoạt động ở mọi nơi trên Trái đất, kể cả vùng sâu vùng xa. Không những thế, loại thiết bị này có ưu thế về mã hóa, độ trễ thấp và không gặp trở ngại trước thiên tai hay tấn công mạng kiểu truyền thống.
Satphone không mới và đã xuất hiện cả thập kỷ qua, nhưng smartphone có thể liên lạc qua vệ tinh mới chỉ xuất hiện gần đây. Trong số đó, nổi bật là Huawei và Apple - hai nhà sản xuất được đánh giá có thể sẽ định hình cuộc đua thời gian tới. Samsung, hãng điện thoại lớn nhất thế giới, cũng sắp tham gia thị trường.
Hai thế hệ iPhone 14 và iPhone 15 có thể gửi tin nhắn qua vệ tinh trong trường hợp khẩn cấp, có tùy chọn chuyển đổi giữa mạng vệ tinh và mạng di động. Còn Mate 60 Pro, được Huawei ra mắt cuối tháng 8, hỗ trợ gọi điện và được xem là smartphone đầu tiên trên thế giới trang bị tính năng này.
Theo Research & Markets, cả Apple và Huawei đều hướng tới mục tiêu chiếm được thị phần lớn trong thị trường smartphone vệ tinh đang phát triển, dự kiến đạt 5,5 tỷ USD vào năm 2026. Báo cáo trích dẫn lý do hai hãng này theo đuổi mục tiêu mới, gồm nhu cầu ngày càng tăng về thông tin liên lạc đáng tin cậy và sự an toàn, đặc biệt trong các lĩnh vực như quốc phòng, hàng hải, hàng không và dịch vụ khẩn cấp.
Trong khi đó, công ty nghiên cứu Global Market Insights nhận định nhu cầu về satphone thông minh đang tăng nhanh, đặc biệt ở thị trường mới nổi, nơi cơ sở hạ tầng mặt đất còn thiếu hoặc kém ổn định. Quy mô thị trường toàn cầu đã được định giá 4,4 tỷ USD vào năm 2020 và dự kiến tăng trưởng với tốc độ hàng năm 7,1% giai đoạn từ 2021 đến 2027. Những người cần đến loại thiết bị này là cơ quan chính phủ, quân nhân, người ứng cứu khẩn cấp, chuyên gia truyền thông và khách du lịch.
Theo Tekedia, có một số thách thức và hạn chế mà người sử dụng smartphone vệ tinh có thể gặp phải. Thực tế, sóng vệ tinh không tiếp cận được một số nơi trên Trái đất, do bị chặn ở một số khu vực hoặc quốc gia, liên quan đến vấn đề pháp lý hoặc chính trị. Bên cạnh đó, vệ tinh có quỹ đạo thấp hoặc chùm tia hẹp, yêu cầu người dùng phải đưa điện thoại theo hướng hoặc góc cụ thể.
Điện thoại loại này cũng phải tuân theo quy định và luật khác nhau, tùy thuộc khu vực nơi chúng được sử dụng. Một số quốc gia yêu cầu giấy phép, trong khi những nước khác hạn chế hoặc cấm hoàn toàn.
Tuy nhiên, sự tham gia của Apple và Huawei được đánh giá là yếu tố giúp thiết bị phổ biến hơn trong tương lai, mở ra cuộc đua mới giữa các công ty vệ tinh và nhà sản xuất điện thoại. Điều này cũng đặt ra thách thức cho các công ty viễn thông truyền thống vốn đầu tư nhiều vào xây dựng và duy trì mạng lưới mặt đất.
"Họ có thể có nguy cơ mất khách hàng và doanh thu vào tay nhà cung cấp điện thoại vệ tinh - những công ty sẵn sàng nâng cấp vùng phủ sóng, chất lượng và bảo mật tốt hơn với mức giá cạnh tranh", Tekediabình luận.
Một số nhà mạng và dịch vụ viễn thông truyền thống cũng nhận ra cơ hội, bằng cách bắt tay với nhà cung cấp dịch vụ nhằm đưa ra giải pháp lai, kết hợp mạng mặt đất và vệ tinh. Chẳng hạn, AT&T hợp tác cùng Iridium Communications, một trong những đơn vị cung cấp điện thoại vệ tinh hàng đầu của Mỹ, để triển khai gói Iridium Certus cho phép người dùng sử dụng thiết bị của họ liên lạc qua sim và qua 66 vùng phủ sóng vệ tinh quỹ đạo thấp (LEO).
Tương tự, Verizon hợp tác với Inmarsat phát triển dịch vụ Globalstar cho phép người dùng sử dụng sim truy cập dịch vụ thoại và dữ liệu qua sóng mặt đất cũng như mạng lưới 24 vệ tinh LEO.
Theo các chuyên gia, bằng cách cung cấp giải pháp kết hợp, các đơn vị sản xuất và triển khai dịch vụ satphone có thể tận dụng cơ sở hạ tầng và khách hàng hiện tại để mở rộng phạm vi ảnh hưởng. Ngoài ra, đây cũng là cách để họ tạo sự khác biệt so với đối thủ cạnh tranh, tạo ra nguồn doanh thu mới từ các dịch vụ giá trị gia tăng như chuyển vùng, gọi quốc tế, bán gói dữ liệu và cho thuê thiết bị.
Bảo Lâm